Các thắc mắc xung quanh việc chống thấm tường
1. Tại sao phải thực hiện chống thấm tường
Bạn thường xuyên thấy tường nhà mình bị ẩm mốc hay bong rộp mỗi mùa mưa đến. Phải tốn rất nhiều công sức để xây dựng, sửa chữa lại. Đây chính là hệ quả tai hại nhất của việc chống thấm sàn và tường không tốt. Vì thế, nước mưa sẽ ngấm vào các bức tường thông qua hệ thống mao mạch không được bít kín. Dần dần, nước mưa sẽ ăn mòn làm cho những mao mạch này nở rộng ra. Khiến tường của bạn bị oxy hóa và phá hủy cấu trúc tổng thể.
2. Thời điểm tiến hành chống thấm tường hiệu quả?
Chống thấm tường là một công việc quan trọng và cần thiết, phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Để giúp cho công trình của bạn có hiệu quả chống thấm tối ưu nhất, bạn cần phải đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu.
- Về mặt thẩm mỹ, lớp giáp nền chống thấm sẽ giúp bạn bảo vệ mọi vẻ đẹp của công trình cả về nội thất, màu sơn hay kiến trúc.
- Về xây dựng, vật liệu chống thấm làm gia tăng độ kiên cố, vững chãi, bền bỉ của công trình.
- Về mặt tài chính, đầu tư và chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều so với chi phí sửa chữa khi thấm dột; làm hư hỏng hay xảy ra các vấn đề phát sinh khác về sau.
3. Thế nào được coi là chất chống thấm tốt?
Bản chất của các loại vật liệu chống thấm tường chính là phản ứng hóa học được bôi lên tường. Có sự liên kết chặt chẽ với lớp màng, ngăn cản sự xâm nhập và thẩm thấu của nước. Khi các phản ứng này càng kéo dài thì liên kết lại càng chặt chẽ. Làm cho hiệu quả chống thấm càng cao hơn.
Để lựa chọn tốt loại chất chống thấm, bạn nên chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và phù hợp với từng công trình. Hãy nhớ rằng, không phải cứ đắt tiền thì sẽ đem lại cho bạn kết quả như ý, quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp.
Một số biện pháp chống thấm tường nhà phổ biến hiện nay
1. Biện pháp chống thấm bằng màng Bitum khò nóng
Chất liệu Bitum sẽ làm sạch và phẳng, khô nhanh bề mặt đang thi công.
- Quét 1 lớp lót Primer với gốc dung môi, gốc nước.
- Dùng lu sơn nếu thi công trên mặt bằng rộng.
- Sau khi sơn lót thì tiến hành dán màng Bitum chống thấm.
- Thi công màng Bitum chống thấm tường.
- Chồng lên các mí thêm tối thiểu 10 cm.
- Xử lý các cổ ống 1 cách tỉ mỉ, cẩn thận.
- Chân tường: dán lên phía chân tường khoảng 15cm là tối thiểu.
2. Biện pháp chống thấm bằng màng Lemax tự dính
Bạn cũng có thể chống thấm tường nhà bằng màng Lemax với phương pháp đơn giản hơn. Chỉ cần trải 1 cuộn màng Lemax theo yêu cầu và cắt màng theo kích thước phù hợp. Bóc lớp giấy lót chống thấm sao cho diện tích trồng ít nhất là 5cm để tạo ra sự kết dính tốt.
3. Thi công chống thấm bằng hóa chất Neoproof PU W
Trước khi thi công, bề mặt thi công cần phải được làm nhẵn mịn và phải hoàn toàn sạch, khô; không được bám bụi hay dầu mỡ, hạt vật liệu lỏng… Tiếp đến, hãy trám kín lỗ rỗ nhỏ nhằm tăng độ bám, độ che phủ của vật liệu. Sau đó, hãy tiến hành quét 1 lớp lót Rivenex nhằm tăng cường độ bám cho Neoproof PU X nhé. Chú ý phải đợi cho lớp lót khô hẳn thì mới tiến hành bước này.
4. Biện pháp chống thấm bằng sika latex
Chống thấm dột bằng Sika Latex được áp dụng khá rộng rãi bởi nhiều ưu điểm như dễ dàng thi công; không phụ thuộc nhiều vào tay nghề của thợ, tính kết dính cao và khả năng chống thấm tuyệt vời.
Trên đây là 4 biện pháp chống thấm thường được sử dụng trong việc chống thấm tường nhà, đơn giản mà hiệu quả. Chúc các bạn lựa chọn được phương án phù hợp để chống thấm cho tường nhà của mình một cách tối ưu nhất.