Mật độ nhà ở tại các thành phố lớn thường san sát nhau. Vì thế, việc “chung vách chung tường” là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, giữa các vách tường này là khe hở nhỏ -khe tiếp giáp. Nếu không xử lý tốt khe này có thể gây nên tình trạng thấm nước, nhất là vào mùa mưa.

1. Nguyên nhân gây thấm tại khe tiếp giáp

Nguyên nhân chủ quan

– Chất lượng thi công móng không đảm bảo do không khảo sát hiện trạng. Lâu dần, móng bị sụt lún, gây nên các đường nứt tường và rãnh chân tường… Khi gặp mưa, nước mưa sẽ len lỏi vào các đường nứt, đường rãnh này để thấm vào tường trong và thấm lên tường trên.

– Vật liệu kém chất lượng, khi gặp sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ bị co ngót, giãn nở không đồng đều. Làm xuất hiện các vết nứt, gây ứ đọng nước và thẩm thấu qua tường.

Nguyên nhân khách quan

– Các công trình liền kề không được thi công cùng thời gian. Công trình sau sẽ khó (thậm chí là không) được tô trát kỹ lưỡng bên ngoài, và đương nhiên, khả năng chống thấm là con số 0.

– Nền móng của 2 công trình liền kề không đều nhau, chỗ cao chỗ thấp, tạo nên rãnh giữa 2 nền móng. Rãnh là điều kiện lý tưởng để nước mưa ứ đọng và thấm sâu vào trong.

Một số biện pháp khắc phục đơn giản chống thấm khe tiếp giáp

Công trình xây mới cao hơn công trình xây cũ

  • Sử dụng tôn phẳng và mỏng dày 0,1 mm – 0,5 mm hay mỏng hơn để chắn nước.
  • Nếu có điều kiện kinh tế chúng ta dùng tấm inox, bền và sử dụng lâu hơn
  • Tuyệt đối không dùng tôn dày, nguyên nhân do sau thời gian sử dụng lớp vữa trát sẽ bị lún nhẹ gây hiện tượng đứt gãy hay bật tung lớp vữa trát làm tường tiếp tục thấm
  • Đóng tôn vào tường gạch xây sau đó chúng ta trát đè lên
  • Đoạn tôn hay inox có bề rộng khoảng 30 Cm cho đến 50 Cm
  • Đóng tôn mỏng ở vị trí cao hơn khe hở tiếp giáp để khi công trình mới lớp vữa trát bị lún xuống vài Cm thì đoạn tôn này vẫn đảm bảo có độ dốc từ trên xuống dưới để nước mưa thoát nhanh và không ngấm vào khe.
  • Chiều dài đoạn tôn hay inox này phải đủ dài để che phủ toàn bộ khe tiếp giáp.
  • Sau thời gian từ 5 năm đến 7 năm thì lớp tôn này sẽ bục vỡ, hư hỏng, hết giá trị sử dụng, chúng ta sẽ tháo bỏ lớp tôn đó ra  và xử lý lại

Công trình mới xây thấp hơn công trình xây trước

  • Cần phải đóng đinh cố định lớp tôn hay inox này lên tường
  • Dùng phụ gia keo poly urethane đàn hồi thích hợp như sikaflex construction ap để bơm trám kín khe hở giữa tôn ghép và tường
  • Phần nước mưa chảy trên tường nhà xây trước gặp đoạn tôn này sẽ bị đẩy ra và chảy xuống mái nhà xây mới.

Đây là cách chống thấm khe hở tiếp giáp giữa hai nhà, thi công đơn giản, dễ dàng nhanh chóng. Hiệu quả chống thấm theo phương án này là trên 5 năm. Có nhiều phương án khác có độ bền và thời gian sử dụng lâu hơn. Như xử lý chống thấm khe giữa 2 nhà triệt để bằng màng chống thấm Bitum tự dính hay khò nóng.

Nếu quan tâm Bạn liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xem thêm cách chống thấm nhà tại: chanhungvn.com