Phương pháp chống thấm bằng sika cho sàn mái hiệu quả nhất

Sàn mái nhà cũng như trần nhà là vị trí chịu tác động thường xuyên của thời tiết từ nắng nóng đến mưa rào. Chính vì vậy, nếu quá trình thi công trước đó không đạt tiêu chuẩn yên cầu, các hiện tượng như nứt sàn mái, thấm dột, mọc rêu mốc, loang nước,… là điều dễ gặp. Không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm kiếm một giải pháp chống thấm sàn mái hiệu quả nhất.

Nguyên nhân sàn mái bị thấm dột

Trước khi tiến hành công tác thi công chống thấm sàn mái nhà, chúng ta sẽ cần tìm hiểu cụ thể nguyên nhân tại sao lại bị thấm dột. Đó có thể là do:

– Hoạt động chống thấm sàn mái trước đó sử dụng vật kém chất lượng hoặc không phù hợp, không có khả năng đàn hồi, dễ bị co ngót, lão hóa, và không phục hồi lại được khi thời tiết thay đổi.

– Kỹ thuật thi công chống thấm sàn mái bằng sika không đảm bảo, lượng keo quá mỏng, hiệu quả không đạt.

– Chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng không dán khít mép của các tấm. Thi công không đạt yêu cầu khiến cho nước dễ dàng xâm nhập qua sau chỉ 1 thời gian ngắn.

– Hệ thống thoát nước kém, khiến nước mưa ứ đọng lại dài ngày liên tục trên sàn mái.

– Không kiểm tra thử nước trước khi hoàn thiện hay lát gạch, do đó không thể khắc phục kịp thời.

Phương pháp chống thấm bằng sika cho sàn mái hiệu quả nhất

Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng sika được xem là lựa chọn hàng đầu, khi cần giải pháp khắc phục hiện tượng thấm dột trên mái nhà.

Quy trình tiến hành như sau:

1. Chuẩn bị chống thấm

– Nhân lực: thợ kỹ thuật chuyên chống thấm sàn mái lâu năm, nhiều kinh nghiệm, tay nghề vững.

– Vật liệu chống thấm sàn mái nhà: sika

– Máy móc thiết bị, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thi công chống thấm mái bê tông bị nứt.

2. Vệ sinh bề mặt sàn

Sàn mái của các công trình lâu năm sẽ tương đối bẩn vì bụi bặm, rêu mốc bám trên bề mặt hay có các khe nứt. Đây đều là những nhân tố làm giảm hiệu quả thi công chống thấm dột sàn mái nhà. Do đó, chúng ta phải loại bỏ sạch sẽ trước khi sử dụng các phụ gia chống thấm cho mái nhà.

– Dùng máy khoan, dụng cụ băm đục lớp vữa cũ trên nền.

– Mài sạch các khe nứt nếu có.

– Khu vực miệng cống thoát nước trên sàn mái nhà sẽ đục sâu hơn để phủ nhiều chất chống thấm hơn.

– Mài sạch sẽ toàn bộ bề mặt bằng máy chuyên dụng.

– Dọn vệ sinh, thu dọn các vật cản để tiến hành khâu tiếp theo.

3. Chống thấm bằng sika cho sàn mái

– Đổ Sika Latex TH và vữa vào các rãnh, khe nứt, lỗ hổng đã đục ra trên sàn mái nhà.

– Phủ 1 lớp phụ gia chống thấm trên sàn.

– Quét thêm tối thiểu 2 lớp hóa chất chống thấm. Thời gian cách nhau 3 – 5 tiếng tùy điều kiện thời tiết khô nhanh hay chậm.

– Thử nước sàn mái sau khi xử lý xong và kiểm tra chắc chắn trước khi lát gạch hoàn thiện.

Đây là phương pháp thi công được đánh giá dễ nhất và cho hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, nếu khu vực nhà bạn thấm dột quá nghiêm trọng. Có thể tham khảo cách thi công bằng màng khò nóng dày 3 – 5mm.

Để được tư vấn thêm về phương án này, quý khách liên hệ:

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Xây dựng và  Thương mại Chấn Hưng

Số 199 – đường Lê Thanh nghị – phường Phạm Ngũ Lão – TP Hải Dương

Điện thoại: 0965.432.333

Email: chanhungvn.com