Chống thấm hố thang máy bằng màng chống thấm
Đây là cách chống thấm hố thang máy đem lại hiệu quả cao. Song nếu lựa chọn cách này thì cần phải tiến hành ở giai đoạn đầu tiên khi việc đổ bê tông lót được hoàn thành làm hố PID. Quy trình được làm như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt bê tông lót. Xem thêm: chống thấm nhà vệ sinh
Bước 2: Quét một lớp Primer cho toàn bộ khu vực hố thang máy. Sau đó tiến hành trải và khò khô lớp chống thấm hố thang máy.
Bước 3: Cán một lớp vữa bảo vệ lớp màng chống thấm; chờ vữa khô rồi bắt đầu khâu ghép cốp pha đổ bê tông hố PID
Bước 4: Sau khi tháo cốp pha, nên quét thêm một lớp chống thấm Primer.
Tuy nhiên, việc lựa chọn màng chống thấm cũng hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của việc chống thấm. Một trong những sản phẩm màng chống thấm được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng khuyên dùng hiện nay đó chính là màng chống thấm Lemax và màng chống thấm Bitumax.
Chống thấm hố thang máy bằng phun thẩm thấu
Cách chống thấm hố thang máy này áp dụng cho những trường hợp không án dụng phương pháp 1, hố thang có hiện tượng thấm nước. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt hố thang, đục bỏ lớp vữa thừa sau đó tiến hành tráng một lớp vữa mới để làm phẳng bề mặt hố. Xem thêm: chống thấm sàn mái
Bước 2: Phun nước để tạo độ ẩm cho bề mặt chống thấm.
Bước 3: Trộn hỗn hợp chống thấm theo tỷ lệ mà nhà cung cấp khuyến cáo.
Bước 4: Tiến hành phun hỗn hợp chống thấm đều trên toàn bộ bề mặt hố PID thang máy với độ dày từ 2-3mm. Sau khi phung lớp chống thấm đầu tiên khoảng 4 đến 6 tiếng thì tiếp tục phun lớp thứ 2. Lưu ý phun nước dưỡng ẩm cho lớp chống thấm. Xem thêm: chống thấm tầng hầm
Bước 5: Bước cuối cùng trong cách chống thấm hố thang máy bằng phun thẩm thấu là tráng một lớp vữa bảo vệ. Trên đây là 2 cách chống thấm hố thang máy được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất nên lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ chống thấm chất lượng, uy tín.